17-04-2024
Giấy phép môi trường được quy định lần đầu tại Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14. Giấy phép môi trường là một loại giấy phép do cơ quan quản lý môi trường cấp cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp để cho phép họ thực hiện các hoạt động có tiềm ảnh ảnh hưởng đến môi trường một cách hợp pháp. Mục đích của giấy phép môi trường là đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên không gây ra tổn hại đáng kể đến môi trường và sức khỏe con người.
Căn cứ Điều 39, Luật BVMT 2020, đối tượng phải thực hiện Giấy phép môi trường bao gồm:
Căn cứ khoản 2 điều 42 Luật BVMT 2020 và khoản 2, điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
a, Đối với doanh nghiệp không có giấy phép môi trường thành phần: phải thực hiện giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày 01/01/2022.
b, Đối với doanh nghiệp đã có giấy phép môi trường thành phần.
(Giấy phép môi trường thành phần bao gồm: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi).
Căn cứ Khoản 4, Điều 40, Luật BVMT 2020 thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
- Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Nội dung cấp phép môi trường, bao gồm:
+ Các nguồn gốc của nước thải bao gồm; lượng nước thải xả ra tối đa; loại nước thải; các loại chất ô nhiễm cùng với giới hạn cho phép của chúng trong nước thải; địa điểm và phương pháp xả nước thải cũng như nơi tiếp nhận nước thải.
+ Các nguồn gốc của khí thải bao gồm; lượng khí thải xả ra tối đa; loại khí thải; các loại chất ô nhiễm cùng với giới hạn cho phép của chúng trong khí thải; địa điểm và phương pháp xả khí thải.
+ Các nguồn gốc và giới hạn cho phép đối với tiếng ồn và độ rung.
+ Các công trình và hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã số của chất thải nguy hại và lượng chất thải được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, và khu vực hoạt động liên quan đến dự án đầu tư cũng như cơ sở cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
- Các yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Thời hạn của giấy phép môi trường.
- Nội dung khác (nếu có).
- Theo khoản 1 điều 43 luật BVMT và khoản 1 điều 29 nghị định cố 08/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường như sau:
- Văn bản đề nghị cấp GPMT (Phụ lục XIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
- Báo cáo đề xuất cấp GPMT
- Bản sao các báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệpcơ sở.
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường:
• Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM
• Đối tượng lập giấy phép môi trường nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an
Các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
• Dự án đầu tư nhóm II
• Dự án đầu tư nhóm III nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên
• Dự án đần tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định thuộc nhóm I, nhóm II, nhóm III đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trừ các trường hợp trên
Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và đăng ký môi trường theo quy định (trừ các đối tượng miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 32 NĐ ...
Giấy phép khai thác nước dưới đất là văn bản chính thức mà các tổ chức hoặc cá nhân phải có để thực hiện việc lấy nước từ các nguồn nước ngầm. Với mục đích bảo vệ tài nguyên nước và quản lý sử dụng hợ...
Đăng kí môi trường" là quá trình mà một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân phải thực hiện để đăng kí và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường mà họ có thể ảnh hưởng đến trong quá trình hoạt động ...
Hồ sơ môi trường là tài liệu và thủ tục pháp lý để đánh giá và xác định tác động của dự án đối với môi trường trước khi triển khai hoặc trong quá trình hoạt động. Hồ sơ này giúp chúng ta áp dụng các q...
Giấy phép khai thác nước mặt là một loại giấy phép được cấp bởi các cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý tài nguyên nước để cho phép cá nhân hoặc tổ chức tiến hành khai thác nguồn nước mặt từ các ng...
Đào tạo kiểm kê khí nhà kính là quá trình hướng dẫn, cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện việc đánh giá, theo dõi, và báo cáo lượng khí nhà kính (GHG) phát thải từ các hoạt động của mộ...