1. Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AO
Công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp AO còn được gọi là công nghệ sinh học yếm khí – thiếu khí – hiếu khí. Công nghệ này ứng dụng hoạt động sống của vi sinh vật trong nước thải để xử lý và chuyển hóa các chất ô nhiễm.
Đặc điểm:
- Đây là công nghệ xử lý nước thải truyền thống, phổ biến, dễ vận hành và có thể tự động hóa.
- Xử lý hiệu quả BOD, COD, nitơ và phốt pho.
- Hạn chế bùn thải, xử lý được nước thải có tải lượng ô nhiễm hữu cơ cao.
2. Công nghệ xử lý nước thải hóa lý
Công nghệ xử lý nước thải hóa lý dựa vào các phản ứng hóa học và quá trình lý hóa diễn ra giữa chất ô nhiễm với hóa chất cho thêm vào. Các phản ứng diễn ra trong quá trình này bao gồm oxy hóa khử, tạo chất kết tủa và phân hủy chất độc hại. Các phương pháp hóa học là oxy hóa, trung hòa và keo tụ.
Đặc điểm:
- Áp dụng công nghệ này, một lượng lớn các chất rắn lơ lửng sẽ được loại bỏ cùng với nitơ, phốt pho, kim loại nặng và vi sinh vật.
- Đặc biệt, công nghệ hóa lý còn có thể xử lý các chất ô nhiễm dạng keo kích thước nhỏ có trong nước thải.
3. Công nghệ xử lý sinh học với giá thể di động MBBR
Đây là công nghệ sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ bằng việc bổ sung giá thể di động.
Đặc điểm:
Diện tích xây dựng và thời gian lưu nước ít hơn so với công nghệ xử lý AO truyền thống.
4. Công nghệ xử lý sinh học màng MBR
Công nghệ xử lý sinh học màng MBR ứng dụng công nghệ vi sinh nước thải dựa trên việc kết hợp bể lắng bùn hoạt tính lơ lửng Aerotank và màng MBR.
Theo đó, trong bể Aerotank khí sẽ được cấp liên tục để giúp vi sinh vật duy trì sự sống, tăng trưởng và xử lý các chất hữu cơ. Bùn và các chất hữu cơ sản sinh trong quá trình này sẽ được giữ lại thông qua cơ chế màng sinh học.
Đặc điểm:
- Ứng dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ và bổ sung màng lọc vật lý.
- Chất lượng nước đầu ra được đánh giá tốt hơn hẳn so với các công nghệ khác, hầu như đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe nhờ vào hiệu suất khử chất rắn lơ lửng và vi sinh cấp độ cao.
- Nước sau khi xử lý có thể được tái sử dụng.
- Hệ thống được thiết kế dưới dạng module hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn.
- Thân màng được phủ một lớp polymer nên có thể hạn chế hư hỏng khi dùng chlorine tẩy rửa.
- Tiết kiệm chi phí xây dựng, điện năng, bùn dư tạo ra cũng rất ít.
- Quá trình bảo trì, bảo dưỡng thuận tiện, dễ dàng.
5. Công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR/ ASBR
Đây là công nghệ xử lý nước thải ứng dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ, toàn bộ quá trình chỉ xảy ra trong 1 bể. Đồng thời, nước thải được xử lý theo mẻ.
Đặc điểm:
- Công nghệ này được hoạt động dựa trên hệ thống vận hành tự động.
- Giảm thiểu các thiết bị phải sử dụng trong bể lắng và không cần tuần hoàn bùn.